Version: {{{1}}}

Dẫn Dắt Người Khác Đến Lòng Vị Tha

Other languages:
More information about Vietnamese

Mục đích của phần này là để cung cấp hướng dẫn cho quý anh chị em, là những người muốn giúp người khác qua hành trình đến với lòng vị tha, như được tóm lược ở chủ đề chính của phần này "Từng Bước đến với Lòng vị tha". Về căn bản, vai trò của anh chị em ở đây là đồng hành cùng với người mà mình đang dẫn dắt, thực hành qua năm bước để đạt được tâm thế vị tha hoàn toàn. Xin xem nội dung cụ thể ở mục "Vai Trò của Người Trợ Giúp".

Trước khi bắt đầu

Tới phần này, mặc định rằng quí anh chị em đã nắm được nội dung trong phần "Từng bước đến với Lòng vị tha". Xin chú ý dành thời gian để thực hiện phần thực hành ở cuối bài và cầu nguyện Chúa bằng cách hỏi "lạy Chúa, con nên tha thứ cho những ai?" Hãy chắc chắn rằng anh chị em đã giải thích tất cả mọi thứ trước khi bắt đầu dẫn dắt người khác thực hành lòng vị tha. Nếu không những tổn thương của chính anh chị em sẽ làm giảm năng lực toàn tâm lắng nghe Chúa và cả lắng nghe người khác nữa, đặc biệt là khi người này cũng đang đối diện với những vấn đề tương tự như anh chị em đã trải qua. Và điều này có thể dẫn tới tình cảnh anh chị em không những không thể dẫn dắt người này tới sự Vị tha mà thậm chí còn làm họ bị tổn thương thêm nữa. Hãy tham khảo với người hỗ trợ của mình: Theo họ, anh chị em đã sẵng sàng tới đâu trong việc dẫn dắt người khác? Anh chị em nên thực hiện những bước kế tiếp gì trong quá trình dẫn dắt, giúp đỡ người khác này?

Dẫn dắt qua các bước 1,2 và 3

Hãy lắng nghe cẩn thận khi người các anh chị em đang giúp, thực hiện qua các bước này. Nếu anh chị em cảm thấy dường như họ đang bỏ sót khía cạnh quan trọng nào đó, hãy giúp họ bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở. Chẳng hạn, người ta thường hay bỏ qua những cảm xúc của mình (bước thứ 2): Họ có thể chỉ ra thứ gì đó (như là "tôi đã cảm thấy bị phớt lờ. Tôi thấy bị hiểu lầm."), nhưng đây chưa phải là những cảm xúc chủ đạo nhất. Trong trường hợp này, anh chị em cần hỏi họ cụ thể ra họ cảm nhận thế nào. Có thể giúp họ bằng cách gợi ra vài dải cảm xúc nhất định (kiểu như "anh/chị/em có cảm thấy giận dữ hay thiên về buồn khổ nhiều hơn?")

Sau mỗi bước, trước khi chuyển sang bước kế tiếp hãy hỏi xem có thể kết thúc bước này rồi hay có cần bàn thêm chuyện gì nữa không. Tốt nhất là tóm lược và nhắc lại những ý chính mà đối tượng đã giãi bày, sau khi đã thực hiện xong ba bước đầu tiên. Hãy cẩn thận đừng suy diễn hay phán xét mà thay vào đó dùng lại chính các ngôn từ mà đối tượng đã sử dụng (thủ pháp giao tiếp "phản chiếu lại")

Dẫn dắt qua các bước 4 và 5

Khi đến bước thứ tư, thì bắt đầu bằng một lời cầu nguyện là một ý hay. (Ví dụ: "Cầu Chúa, chúng con cầu cậy đến Ngài như một vị quan tòa. Cảm ơn Chúa vì chúng con có thể cầu khẩn tất cả những oan ức này với Chúa. Đức Giê-su, xin hãy giúp ___ trong các bước đi này"). Rồi sau đó phó thác tất cả vào đấy để chuyển hết những oan ức đến tay Chúa. Có thể cần dùng nhiều lần cách thức "hãy lặp lại theo cách của tôi" để giúp mình dẫn dắt mọi người nếu họ không chắc bắt đầu lời cầu nguyện này thế nào. Khi đã cầu nguyện xong, hãy để cho họ khấn như thế này: "Xin Thánh Linh, hãy cho con biết còn cần thêm vào danh sách buộc tội này điều gì nữa không?" Thường thì Chúa bộc lộ ra thêm các mặt khác của nỗi thương tổn trong lòng. Rồi để họ thêm tất cả các cáo trạng này vào và hỏi như vậy thêm lần nữa cho tới khi họ cảm thấy không còn điều gì xót lại nữa, và "mọi thứ đều thực sự đã được phơi bày trên bàn rồi".

Ví dụ về một lỗi thông thường và cách để đối phó với kiểu lỗi này

Người này đã trình bày ra tất cả các cáo buộc trong lòng và tiếp tục nguyện cầu "Thưa Chúa, hãy phù hộ cho người này và giúp con tha thứ cho anh ấy/cô ấy. Amen." Bấy giờ, hãy hỏi "anh có sẵng sàng để xuống quyết định và tuyên bố rằng 'Tôi tha thứ cho __' không?" Nếu anh ấy đã sẵng sàng, hãy để anh ấy lặp lại theo mình "Lạy Chúa, con bây giờ đã phó thác tất cả mọi việc này vào tay người. Con tha thứ cho __."

Gợi ý cho những tình huống đặc biệt

Tha thứ cho cha mẹ
Trong một số nền văn hóa, thật là không đúng khi nói điều gì xấu về cha mẹ (hay những người lạnh đạo). Vì thế vài người có thể thấy khó khăn trong việc chỉ ra các tội lỗi. Một số ý tưởng để giúp họ trong trường hơp này là:
  • Hãy giải thích rằng không một ai là vô tội cả và kể cả các đấng phụ huynh cũng vậy. Họ có thể là những vị phụ huynh tuyệt vời, nhưng thực tế là họ vẫn không phải là hoàn hảo hết.
  • Hãy để cho đối tượng bắt đầu bằng việc kính trọng cha mẹ mình và liệt kê ra những điều tốt đẹp về họ trước khi đi vào những mặt tiêu cực và những buộc tội về họ.
Nhiều thương tổn tích tụ qua một thời gian dài
Trong những mối quan hệ lâu dài, thường đi kèm với cả một danh sách dài về những trải nghiệm đầy tổn thương. Có thể là một ý hay nếu để cho đối tượng chuẩn bị thời gian cho việc cầu nguyện bằng cách viết ra từng tình huống và từng nỗi đau buồn. Sau đó trong buổi gặp kế, họ có thể giãi bày tất cả những oan ức này trước Chúa, từng việc một như ở bước thứ tư.
Có những tổn thương cứ lặp đi lặp lại theo cùng một cách. Nếu những tổn thương này có cùng một kiểu, thì không cần thiết phải điểm qua hết từng vụ việc một. Mà chỉ cần tìm ra tình huống gây tổn thương đầu tiên ("Lạy Chúa, đâu là tình huống đầu tiên của sự thương tổn kiểu này?") và hướng đối tượng qua quá trình tha thứ cho tình huống đó. Rồi sau đó tất cả những đau đớn của những sự kiện tương tự theo sau nó cũng sẽ tiêu tan đi.
Tha thứ cho Chúa Trời
Đôi khi người ta không nhận ra rằng thực ra họ đang giận dỗi với cả Chúa Trời vì cho rằng điều này là không hay. Hoặc họ không dám nói ra những lời này. Trong tình huống này, hãy bắt đầu bằng việc làm rõ với đối tượng các điểm sau:
  • Ta không giải quyết vấn đề bằng cách lơ nó đi hay là kìm nén nó, thay vào đó ta cần trung thực.
  • Chúa luôn biết hết những suy nghĩ trong thâm tâm và cả những lời oách trách Ngài của chúng ta.
Sau đó có thể đi qua năm bước. Trong bước thứ tư, hãy để đối tượng nói ra những oán trách về Chúa, và trong bước thứ năm để họ quyết định buông bỏ tất cả những oán trách này và phó thác lại vào tay Chúa. Họ cũng có thể cầu nguyện ra thành lời rằng "Lạy Chúa, con tha thứ cho Ngài".
In step five they can pray like this: “God, I decide to let go of all these accusations against you. Please forgive me for blaming You.”
Tha thứ cho chính mình

Về căn bản, hãy hướng họ qua quá trình này giống như với những "tổn thương thông thường" khác. Chỉ khác là người cần được tha thứ ở đây là chính mình thôi, và đối tượng cần hối cải vì tội lỗi mình đã phạm và vì đã buộc tội chính bản thân mình. Sau đó thực hiện qua các bước 1-3 và để đối tượng tiếp tục thể hiện sự sám hối bằng cách: Nói ra những việc sai trái mình đã làm (thú tội) và xin Chúa tha thứ. Hãy hỏi họ: "Giờ anh/ chị có chắc chắn rằng Chúa đã tha thứ cho mình chưa?"
Nếu họ chưa chắc, hãy giải quyết vấn đề này trước (có thể bằng cách nhắc lại kinh phúc âm cho tới khi họ hoàn toàn hiểu thấu đáo; hãy đọc đoạn 1 Giăng 1:9; có thể đối tượng đã bỏ sót vài mặt nào đó trong các tội lỗi của mình v.v...). Sau khi đối tượng đã chắc chắn rằng Chúa đã tha thứ cho mình, hãy hướng họ qua bước 5 bằng cách cho họ nói ra việc bây giờ đã tha thứ cho chính mình (sử dụng câu nói "Tôi tha thứ cho mình").


If they’re unsure, you need to resolve this problem first (This might involve going through the gospel again until they understand it completely; reading 1 John 1:9; maybe they omitted some aspects of their sin etc). When they are sure that God has forgiven them, and they’ve received His forgiveness, then lead them through step 5. In this step they speak out that they forgive themselves now (by saying “I forgive myself”).

Tiếp tục như thế nào sau năm bước này

Lúc này, đối tượng đã có thể cả thấy sự thay đổi vì vị tha không chỉ là một dạng lý thuyết suông, mà là điều thực sự diễn ra trong thâm tâm của họ và đồng thời cũng đã nhận được sự giải thoát trong những mặt này. Tuy nhiên, thông thường mọi việc chưa kết thúc ở đây, vì việc mang theo những lời buộc tội này cũng đã để lại những dấu tích trong tâm hồn họ:

  • Con người ta hay bắt đầu tin vào những điều dối lừa về Chúa Trời, về chính mình và về những người khách.
  • Từ đó, rất dễ dẫn đến việc họ đối xử tệ bạc và mắc lỗi với người khác (theo cách vô tình hay hữu ý).

Hãy đề nghị đối tuộng cầu nguyện rằng "Lạy Chúa, con đã tin vào điều dối trá nào về Chúa qua tất cả những việc này?" Cũng có thể giúp họ chỉ ra những điều giả dối cụ thể nào về Chúa Trời (đặc biệt là sau khi đã tiến hành tha thứ cho cha của chính mình), và về Đấng Giê-su (đặc biệt là sau khi họ đã tha thứ cho anh chị em hay bạn bè của mình) hoặc là về Thánh Linh (sau khi họ đã tha thứ cho mẹ của mình). Và sau khi họ đã xác định ra những điều tin tưởng sai lầm này:

  • hướng họ hối cải khỏi việc đồng hành và tin vào những điều sai sự thật ấy,
  • đề nghị đối tượng phó thác tất cả những niềm tin sai lầm này tới Chúa, và
  • hỏi Chúa rằng "lạy Chúa, thay vào đó thì đâu là sự thật con nên tin theo?"

gợi ý đối tượng khấn rằng "lạy Chúa, điều dối trá nào mà con đã tin từ chính mình qua tất cả những việc này?" và tiếp tục như trên.

Cũng là một ý hay, nếu để đối tượng cầu phúc cho người mà họ đã tha thứ trong những tuần sau đó.

After forgiving, the pain of the memory should be gone. Usually, remaining pain indicates that the forgiveness is not complete yet. However, if someone did experience a significant loss, it is healthy and normal to feel grief. They may need support in their process of grieving.

Hãy lượng sức mình - một lời cảnh báo

Giúp một người nào đó tha thứ là một đặc ân và là niềm vinh dự, nhưng nó cũng đòi hỏi sự sáng suốt.

  • Bạn có cảm thấy sẵng sàng trong việc hướng dẫn người khách qua quá trình tha lỗi chưa? Nếu vẫn chưa, thì hãy tìm kiếm hướng tiếp cận khác (có thể là một dịp khác; hay là ngoài bạn ra hãy tìm sự giúp đỡ từ người thứ 3, một ai có nhiều kinh nghiệm hơn...)
  • Đây có phải là thời điểm và nơi thích hợp để tiến hành? Có đủ thời gian cho việc này không? Lúc này tất cả mọi người tham gia đều cảm thấy thoải mái để cùng thực hiện tiến trình tha thứ này hay không? Nếu không chắc lắm, bạn và/ hoặc đối tượng cần được giúp đỡ có thể khấn rằng "lạy Chúa, đây có phải lúc thích hợp để bàn về việc này hay không?"
  • Nếu sự việc có liên quan đến những trải nghiệm tổn thương tiềm tàng kiểu như bị ngược đãi, lạm dụng, thì hãy cẩn thận và xác định và kiễm tra các bước trước khi tiến hành. Những kí ức này có thể bị che đậy trong thâm tâm đối tượng và bước đầu có thể không dễ tiếp cận được (biểu hiện thường là: đối tượng không nhớ được chính xác sự việc diễn ra thế nào). Trong trường hợp này, mình sự hiểu biết vềtha thứ là vẫn chưa đủ để giúp họ được giải thoát! Hãy tìm đến ai đó có đủ kinh nghiệm trong kết nối những vấn đề nội tâm (là một phần của tâm hồn). Khui ra những trải nghiệm đầy thương tổn mà không đủ khả năng xử lý mọi việc có nhiều khả năng sẽ làm mọi việc tồi tệ hơn.

Hướng dẫn người khác thực hiện tiến trình tha thứ là biểu hiện rõ nét của Vương quốc của Chúa Trời, Sa-tăng sẽ phải lùi bước. Và đây sẽ luôn là một cuộc chiến tâm linh. Bạn nên lưu ý về điều này, và biết chính mình là ai. Hãy luôn tìm cách nhận ra việc nào Chúa muốn bạn thực hiện và việc gì không nên làm.

Phụ lục A: Quá trình giảng hòa

Việc tha lỗi không lệ thuộc vào người gây ra tội lỗi. Tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện các bước để tha thứ cùng với người gây ra các lỗi lầm đó. Để làm điều này, anh ấy/ cô ấy cần đồng ý tham gia và nhận biết lỗi lầm do mình gây ra và sãng sàng xin tha thứ. Trong trường hợp này, sẽ rất tốt nếu thực hiện quá trình cùng nhau, vì cả hai phía đều sẽ được làm lành và mối quan hệ giữa hai bên được hàn gắn. Nhưng nếu người có lỗi không sẵng sàng xin thứ lỗi và thực tâm lắng nghe khi thực hiện xuyên suốt các bước, thì anh ta/ cô ta không nên tham dự vào ngay từ đầu - vì nếu không sẽ chỉ dẫn tới thêm nhiều tổn thương thêm mà thôi.

Các bước tha thứ khi thực hiện cùng với người gây lỗi

  • Có thêm một người giúp đỡ nữa là yếu tố rất quan trọng trong tiến trình này. Nếu không, thậm chí khi cả hai phía đều muốn hòa giải, thì họ cũng thường khó có thể tự thực hiện việc hòa giải ấy mà không lại làm tổn thương lẫn nhau lần nữa.
  • Trong nhiều trường hợp, tốt nhất là chỉ nên hướng đối tượng thực hiện quá trình tha thứ một mình trước đã, rồi sau đó mới giúp người này tiến hành việc hòa giải. Điều này sẽ dễ hơn nhiều vì lúc này các thương tổn đã không còn nữa.

Cách tiến hành về căn bản thì cũng tương tự, chỉ có điểm khách biệt là ở 3 bước đầu, sau mỗi bước thì người có lỗi cần lặp lại điều mà người kia vừa nói/cầu nguyện và sau đó xin được tha lỗi. Thường thì đến đây thì bước thứ tư là không cần thiết phải thực hiện.

Đối với người bị tổn thương

Đối với người gây lỗi

1) Đã xảy ra việc gì? 1) Đã xảy ra việc gì?
2) Điều gì làm tôi tổn thương? Và tôi cảm thấy việc đó như thế nào? 2) Lặp lại việc người kia cảm thấy thế nào cho tới khi người mắc lỗi hiểu được: Tôi đã nhìn nhận ra điều đó gây đau khổ đến thế nào.
3) Chỉ ra lỗi lầm 3) Chỉ ra lỗi lầm
Tôi xin lỗi. Xin hãy tha thứ cho tôi được không?
5) Tôi tha thứ